Nhìn cách người Trung Quốc ‘số hóa’ những ngôi làng du lịch hẻo lánh này mới thấy 5G, AI, IoT giá trị ra sao

5G, AI, IoT thực sự đã lột xác cho nhiều địa điểm du lịch tại Trung Quốc – không chỉ nâng tầm trải nghiệm của du khách mà còn giúp các địa phương dễ dàng quản lý, vận hành di tích, di sản, đi kèm với đó là lợi ích cực lớn về mặt kinh tế.

Nhìn cách người Trung Quốc ‘số hóa’ những ngôi làng du lịch hẻo lánh này mới thấy 5G, AI, IoT giá trị ra sao- Ảnh 1.

Du lịch không chỉ là khai thác thiên nhiên, bản sắc văn hóa hay lịch sử mà với công nghệ, giá trị du lịch còn tăng lên gấp nhiều lần về mặt trải nghiệm cho du khách cũng như lợi ích trong việc quản lý, bảo tồn và phát triển các địa điểm du lịch – đây là một trong những tôn chỉ trong cách làm du lịch đang rất thịnh hành tại một số khu vực vùng sâu, vùng xa của Trung Quốc.

Tại sự kiện Sustainability Forum 2023 vừa qua, ông lớn viễn thông Trung Quốc là Huawei đã lần đầu chia sẻ về cách thức là họ đồng hành cùng địa phương để phát triển mô hình du lịch thông minh ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, giúp mang đến trải nghiệm du lịch hoàn toàn mới cho các khu vực này.

Thị trấn cổ Hòa Thuận, Vân Nam – “du lịch 1 chạm” lên ngôi

Nhìn cách người Trung Quốc ‘số hóa’ những ngôi làng du lịch hẻo lánh này mới thấy 5G, AI, IoT giá trị ra sao- Ảnh 2.
Nhìn cách người Trung Quốc ‘số hóa’ những ngôi làng du lịch hẻo lánh này mới thấy 5G, AI, IoT giá trị ra sao- Ảnh 3.
Nhìn cách người Trung Quốc ‘số hóa’ những ngôi làng du lịch hẻo lánh này mới thấy 5G, AI, IoT giá trị ra sao- Ảnh 4.

Thị trấn cổ Hòa Thuận nằm ở Đằng Xung, tỉnh Vân Nam, vùng cực tây nam Trung Quốc, là khu thắng cảnh du lịch cấp 4A quốc gia. Hơn 600 năm qua, trong quá trình giao thoa với văn hóa vùng biên, văn hóa Nam Á và văn hóa phương Tây, tổ tiên Hòa Thuận đã hình thành nên văn hóa kiến trúc Hòa Thuận độc đáo, văn hóa tôn thờ, văn hóa dân gian, văn hóa Hoa kiều.

Xem thêm: Giải pháp số hóa quy trình

Từ năm 2005 đến nay, thị trấn cổ Hòa Thuận đã lần lượt giành được các danh hiệu như “Thị trấn hấp dẫn nhất Trung Quốc”, “Thị trấn đẹp về môi trường”, “Thị trấn lịch sử văn hóa cấp quốc gia”…

Phố cổ Hòa Thuận khởi động quy hoạch dự án du lịch thông minh từ năm 2020 và chính thức triển khai vào tháng 11/2021. Tốc độ cao, độ trễ mili giây, dung lượng cực lớn, độ tin cậy và an toàn của mạng 5G khiến du lịch thông minh trở thành động lực mạnh mẽ cho sự phát triển số hóa và thông minh trong lĩnh vực du lịch.

Nhìn cách người Trung Quốc ‘số hóa’ những ngôi làng du lịch hẻo lánh này mới thấy 5G, AI, IoT giá trị ra sao- Ảnh 5.

Băng ghế sạc không dây tại thị trấn cổ Hòa Thuận.

Khắp khu thắng cảnh thị trấn cổ Hòa Thuận không chỉ được trang bị camera HD nhìn từ trên cao và hệ thống báo động một phím, mà còn được trang bị hệ thống giám sát phòng cháy, hệ thống giám sát chất lượng không khí và nguồn nước, hệ thống phân luồng du khách bản đồ nhiệt AI.

Nhờ AI, du khách tham quan thị trấn này có thể đối thoại với nhà cổ Aisi, đích thân nghe giảng về triết học, xem Chủ tịch Mao và thầy Aisi cùng thảo luận về học thuật.

Các không gian trải nghiệm 3D tại đây cũng cho phép bạn đắm chìm trong khung cảnh bốn mùa yên bình chỉ trong 5 phút. Các công nghệ 5G, VR/AR, Internet vạn vật, dữ liệu lớn và các công nghệ khác đang được ứng dụng rộng rãi trong các khu vực thắng cảnh. Nơi đây cũng có máy bán vé tự phục vụ, băng ghế thư giãn có chức năng sạc, máy in ảnh tự phục vụ, máy lọc nước thông minh, v.v., để du khách cảm nhận đầy đủ sự tiện lợi mà các thiết bị thông minh mang lại.

Nhìn cách người Trung Quốc ‘số hóa’ những ngôi làng du lịch hẻo lánh này mới thấy 5G, AI, IoT giá trị ra sao- Ảnh 6.

Nền tảng quản lý từ xa tại làng Hòa Thuận.

Với màn lột xác đó, du lịch thông minh lập tức tạo ra các giá trị hữu hình cho trấn cổ này: Toàn thị trấn Hòa Thuận có 110 nhà hàng, hơn 1.000 cửa hàng, hơn 500 nhà trọ, khoảng 6.500 giường ngủ, hơn 4.000 người làm giàu từ các ngành nghề liên quan đến du lịch. Tiếp theo, các ứng dụng kỹ thuật số có kế hoạch phát triển bản đồ điện tử chính xác, kết hợp thông tin kỹ thuật số của hơn 600 khách sạn và hơn 1.000 thương nhân.

Số liệu năm 2022 cho thấy thị trấn này đã đón 16,3543 triệu lượt khách du lịch, tăng 47,8%, tổng doanh thu từ du lịch là 17,812 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 2,5 tỷ USD), tăng 38,3%; Doanh số bán hàng trong lĩnh vực lưu trú tăng 7,5% và doanh số bán hàng trong lĩnh vực nhà hàng tăng 5%.

Làng cà phê Tân Trại

Làng Tân Trại, thành phố Bảo Sơn, vùng biên giới Vân Nam nằm trên sườn núi cao khoảng 1.000m so với mực nước biển, là nơi xuất xứ của cà phê hạt nhỏ Bảo Sơn, được Bộ Nông nghiệp Trung Quốc công nhận là “Một thôn một phẩm” của Trung Quốc. Ở đây có nhiều loại sản phẩm cà phê, bao gồm trà vỏ cà phê, trà hoa cà phê, cà phê nguyên hạt, cà phê xay, v.v.

Nhìn cách người Trung Quốc ‘số hóa’ những ngôi làng du lịch hẻo lánh này mới thấy 5G, AI, IoT giá trị ra sao- Ảnh 7.

Trước đây, ngành cà phê của thôn Tân Trại rất ảm đạm, thu nhập trên mỗi mẫu chưa đến 1.000 NDT (141 USD), nhiều nông dân cà phê cảm thấy trồng cà phê không có triển vọng, lần lượt muốn cắt giảm cây cà phê để trồng các loại cây khác.

Để bảo vệ thương hiệu “Làng cà phê đệ nhất Trung Quốc”, lãnh đạo địa phương đã đề ra kê hoạch “không thay đổi ngành nghề, điều thay đổi là quan niệm”. Làng Tân Trại kiên trì xây dựng mô hình khép kín “lựa chọn giống, trồng, thu hoạch và chế biến”, thúc đẩy mô hình phát triển chất lượng cao, tạo ra sức sống mới cho ngành cà phê. Thông qua kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng, hạt cà phê của thôn Tân Trại dần được thị trường công nhận và các doanh nghiệp ưa chuộng, giá cà phê hạt thô tăng từ 15 NDT/kg đến 60 NDT/kg.

Ngoài ra, thôn Tân Trại ủng hộ việc khuyến khích người dân mua đất và nhà ở, xây dựng thành nhà ở công cộng, nhà ở nông thôn địa phương thành nhà trải nghiệm văn hóa cà phê, khu trải nghiệm kết hợp trải nghiệm chế biến cà phê, trưng bày văn hóa cà phê, tham quan du lịch cà phê và tiêu thụ sản phẩm cà phê. Lấy trang trại cà phê làm nền tảng, hàng năm thôn làng đều tổ chức lễ hội văn hóa du lịch cà phê, cuộc thi pha cà phê, diễn đàn chuyên gia quốc tế, v.v., thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch.

Nhìn cách người Trung Quốc ‘số hóa’ những ngôi làng du lịch hẻo lánh này mới thấy 5G, AI, IoT giá trị ra sao- Ảnh 8.

Nhà mạng China Mobile Vân Nam đã giúp làng Tân Trại phủ sóng 5G đầy đủ. Những năm gần đây, thôn Tân Trại nhờ vào thương hiệu “cà phê hạt nhỏ Bảo Sơn” đã thúc đẩy việc chuyển đổi và nâng cấp cà phê thông thường sang cà phê thượng hạng, cà phê Tân Trại trở nên nổi tiếng trong vùng và lan ra cả nước. IoT đóng vai trò quan trọng giúp hỗ trợ giám sát môi trường, nâng cao chất lượng cà phê cũng như khả năng thương lượng về giá.

Trong khi đó, chất lượng mạng cao, độ phủ sóng đạt 98% tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ với người dân, hỗ trợ tương tác thương mại điện tử trực tuyến và ngoại tuyến, phát sóng trực tiếp tại khu công viên cà phê.

Hiện nay, thôn Tân Trại đã là điểm du lịch hấp dẫn kết hợp trải nghiệm văn hóa, du lịch cho du khách Trung Quốc.

Số hóa là động lực để phát triển ngành du lịch

Việc phủ sóng 5G, ứng dụng AI, IoT tại những ngôi làng, thị trấn kể trên mang lại hàng loạt lợi ích cực kỳ rõ ràng. Với khách tham quan, trải nghiệm du lịch của họ được nâng lên một tầm cao mới với các thông tin lịch sử được trực quan hóa bằng hình ảnh, giọng nói, không gian trải nghiệm 3D hay nghe đối thoại trực tiếp từ các nhà lịch sử học, chuyên gia.

Với chính quyền và đơn vị quản lý, số hóa giúp họ dễ dàng quản lý, vận hành và bảo tồn di tích đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế với các dịch vụ đi kèm như nhà hàng, khách sạn, bảo tàng vv…

Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, Việt Nam cũng sở hữu rất nhiều những địa điểm du lịch mang giá trị văn hóa, lịch sử rất cao. Nếu có thể áp dụng mô hình “số hóa” tương tự thì đây sẽ là động lực để ngành du lịch tại các địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai không xa.

Xu hướng an ninh mạng cần theo dõi vào năm 2024

Khi công nghệ càng tiến bộ, những kẻ tấn công liên tục thay đổi chiến thuật, vì vậy chúng ta cần nắm rõ các mối đe dọa mạng vào năm 2024 để có chiến lược phù hợp.

Khi chúng ta bắt đầu bước vào năm 2024, lĩnh vực an ninh mạng đang đứng trước bờ vực của những thay đổi mang tính chuyển đổi cao. Các mối đe dọa mạng không chỉ gia tăng về tần suất, mà còn trở nên phức tạp hơn, tinh vi thách thức luôn cả các mô hình an ninh mạng truyền thống. Trong bối cảnh kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng này, việc hiểu các xu hướng an ninh mạng sắp tới là vấn đề tầm nhìn xa và cần thiết để chuẩn bị sẵn sàng.

Chia sẻ về câu chuyện này, Michelle Drolet (Giám đốc điều hành của Towerwall, một công ty an ninh mạng chuyên cung cấp các giải pháp an ninh mạng chuyên nghiệp), nhận định vào năm 2024, đối với lĩnh vực an ninh mạng, chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mà các công cụ AI tiên tiến và các chiến thuật kỹ thuật xã hội phức tạp đang thay đổi cuộc chơi của ngành. Để tránh các mối đe dọa mạng tiềm ẩn, các doanh nghiệp, chính phủ và cá nhân phải nắm bắt những xu hướng mới nổi này.

DỊch vụ quản trị hệ thống

Sự trỗi dậy của AI an ninh mạng

Vào năm 2024, vai trò của Trí tuệ nhân tạo (AI) trong an ninh mạng sẽ mở rộng sang các chức năng bao gồm phản hồi tự động và phân tích dự đoán. Nhờ đó, các chuyên gia công nghệ, doanh nghiệp sử dụng AI để dự đoán các mối đe dọa mạng trong tương lai, bằng cách phân tích dữ liệu lịch sử và xu hướng internet hiện tại.

Việc tích hợp AI vào các ứng dụng an ninh mạng có thể cải thiện khả năng phát hiện mối đe dọa và ứng phó sự cố kịp thời. Chẳng hạn, AI có thể  giúp xác định những điểm bất thường hoặc sai lệch, thông qua đó nó có thể chỉ ra các mối đe dọa bảo mật an ninh mạng tiềm ẩn.

Bên cạnh đó, khi các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi hơn, khả năng phân tích các tập dữ liệu khổng lồ và xác định các mẫu của AI sẽ đóng vai trò then chốt. Vì AI đã trở thành một phần chính trong bộ công cụ của tội phạm mạng lạm dụng, nên tất nhiên AI được kỳ vọng cũng sẽ trở thành trụ cột chính trong các giải pháp an ninh mạng.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể chứng kiến sự xuất hiện của các chatbot bảo mật do AI điều khiển, chúng được lập trình để xác định và vô hiệu hóa các mối đe dọa mạng một cách độc lập, giúp ngành an ninh mạng trở nên chủ động hơn.

Những mối lo ngại

Với sự xuất hiện của các sự kiện như cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 và Thế vận hội Mùa hè 2024 sắp tới, các chủ thể, kẻ cơ hội có thể tăng cường các cuộc tấn công mạng của họ.

Năm 2021, Thế vận hội ở Nhật Bản phải đối mặt với 450 triệu cuộc tấn công mạng vào cơ sở hạ tầng của họ, con số này gấp 2,5 lần so với ở Thế vận hội Mùa hè 2012 tại London. Các chuyên gia cho rằng, những sự kiện lớn quan trọng như bầu cử Mỹ và Thế vận hội Mùa hè 2024 sẽ là những mục tiêu tấn công mạng có giá trị cao trong năm tới.

Đánh giá bảo mật hệ thống

Giả mạo email, lừa đảo và thậm chí cả các trang web giả mạo được tạo ra để trông như thể chúng có liên quan đến những sự kiện này sẽ xuất hiện càng nhiều. Ngoài ra, các chiến dịch thông tin sai lệch sẽ tiếp tục được triển khai thông qua mạng xã hội.

Gia tăng các cuộc tấn công ransomware

Ransomware vẫn là mối đe dọa đáng gờm vào năm 2024, với các chiến thuật tấn công ngày càng phức tạp, các cuộc đàm phán từ hành vi tống tiền cũng sẽ quyết liệt hơn. Theo Cybersecurity Ventures, thiệt hại từ tội phạm mạng được dự đoán sẽ vượt quá 10.500 tỷ USD trên toàn cầu vào năm 2025, con số này cao hơn rất nhiều so với mức 3.000 tỷ USD vào năm 2015.

Sự leo thang đáng báo động này đòi hỏi các chiến lược dự phòng mạnh mẽ bao gồm đào tạo nhân viên, bảo hiểm an ninh mạng, chuyên môn đàm phán và kế hoạch ứng phó sự cố. Các công ty có thể thực hiện các nhiệm vụ như kiểm tra thâm nhập, xác thực tính toàn vẹn của mạng, xác định hoạt động trái phép và giám sát hành vi đáng ngờ.

Sự phức tạp ngày càng tăng của các mối đe dọa mạng nhấn mạnh xu hướng bảo mật của năm 2024, qua đó nêu bật sự cần thiết của các chiến lược giảm thiểu tiên tiến. Các tổ chức sẽ cần hiểu rõ những xu hướng này, đảm bảo thực thi phương pháp thực hành tốt nhất, cân nhắc hợp tác với chuyên gia an ninh mạng được thuê ngoài để điều hướng môi trường bảo mật, đảm bảo khả năng phòng thủ mạng mạnh mẽ, sẵn sàng cho một tương lai bền vững.

Công nghệ“Rào cản” trong việc bảo đảm hoạt động liên tục của CSDL, hệ thống thông tinCông nghệ

Năm 2023, dữ liệu trong cơ quan nhà nước (CQNN) đã có sự tăng trưởng vượt bậc. CQNN đã đưa vào vận hành, khai thác sử dụng chung 07 cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia.

Đẩy mạnh triển khai xây dựng, kết nối và chia sẻ các CSDL quốc gia

Năm 2023 đã được Thủ tướng Chính phủ – Chủ tịch của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số (CĐS) xác định là Năm Dữ liệu số quốc gia để thúc đẩy phát triển dữ liệu, tận dụng hiệu quả sự bùng nổ dữ liệu trên các nền tảng số Việt Nam nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp (DN).

Theo đó, năm 2023 với chủ đề “Năm dữ liệu số quốc gia” nhằm giúp tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra các giá trị mới. Năm dữ liệu số quốc gia tập trung cụ thể vào các nội dung: Phát triển dữ liệu mở; phát triển CSDL; phát triển, thúc đẩy sử dụng các nền tảng số sử dụng thống nhất trên toàn quốc hoặc trong phạm vi mỗi địa phương; nâng cao năng lực quản trị dữ liệu, an toàn, bảo mật dữ liệu.

Dữ liệu số quốc gia gồm ba thành phần chính: (1) Dữ liệu số của cơ quan nhà nước phục vụ quản trị công; (2) Dữ liệu số của (DN) phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh; (3) Dữ liệu cá nhân.

Xem thêm: Giải pháp văn phòng số

Theo Bộ TT&TT, năm 2023, dữ liệu trong CQNN đã có sự tăng trưởng vượt bậc. CQNN đã đưa vào vận hành, khai thác sử dụng chung 07 CSDL quốc gia. Tỷ lệ các bộ, tỉnh đã xác định danh mục CSDL đạt 64%. Số CSDL chuyên ngành tại các bộ, ngành, địa phương được thiết lập tăng trưởng 38,5% so với năm 2022, từ 1.280 CSDL lên 2.087 CSDL. Việc công bố kế hoạch và danh mục dữ liệu mở tăng mạnh từ 9% lên hơn 52% so với năm 2022.

CSDL quốc gia về dân cư lưu thông tin của khoảng 99 triệu nhân khẩu, đạt trên 99% dân số Việt Nam; kết nối với 15 bộ, ngành; 63/63 địa phương; 04 DN. Bộ Công an cũng đã phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ rà soát, cập nhật trên 92.000 trường hợp thôi quốc tịch, gần 5 triệu trường hợp thay đổi thông tin trong hộ tịch để phục vụ việc làm sạch dữ liệu.

Đối với CSDL quốc gia về đăng ký DN, tháng 12/2023 đã kết nối với 13 bộ, ngành và 63/63 địa phương với khoảng 41 triệu giao dịch; lưu trữ dữ liệu của hơn 1,6 triệu DN (khoảng 900.000 DN đang hoạt động) và hơn 200.000 đơn vị trực thuộc DN; lưu trữ thông tin đăng ký của khoảng 2,4 triệu hộ kinh doanh, trong đó: hơn 260.000 hộ kinh doanh được chuẩn hóa dữ liệu, lưu trữ khoảng 30 nghìn hợp tác xã và đơn vị trực thuộc. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký DN qua mạng điện tử đạt 92,58%. Từ năm 2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu về đăng ký DN với các bộ, ngành, địa phương.

CSDL quốc gia về bảo hiểm đã kết nối, chia sẻ dữ liệu với 09 bộ, ngành và một số kết nối, chia sẻ dữ liệu có phạm vi quốc gia; quản lý khoảng 32 triệu hộ gia đình tham gia bảo hiểm; khoảng 17,1 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH); khoảng 88,9 triệu người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT).

Đồng thời đã xác thực hơn 93,7 triệu thông tin nhân khẩu trong CSDL quốc gia về bảo hiểm với CSDL quốc gia về dân cư, trong đó: khoảng 84,7 triệu người đang tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm tự nguyện (BHTN), chiếm 96% tổng số người tham gia (không bao gồm lực lượng vũ trang, thân nhân quân đội). Đồng thời, hệ thống BHXH Việt Nam đã đồng bộ hơn 132 triệu lượt bản ghi thông tin BHXH, BHYT với CSDL quốc gia về dân cư.

CSDL hộ tịch điện tử toàn quốc hoàn thành triển khai tại 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với hơn 50.000 người dùng, cụ thể: khoảng 18.000 tài khoản của công chức tư pháp – hộ tịch, khoảng 32.000 tài khoản của lãnh đạo và văn thư UBND cấp xã.

Tính đến tháng 11/2023, hệ thống đã có khoảng 48 triệu dữ liệu đăng ký khai sinh, trong đó: khoảng 9,6 triệu trẻ em được cấp số định danh cá nhân theo quy định (khoảng 5,3 triệu trường hợp đăng ký khai sinh được chuyển sang các cơ quan BHXH để cấp thẻ BHYT), khoảng 12,3 triệu dữ liệu kết hôn, khoảng 10,5 triệu dữ liệu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, khoảng 8,2 triệu dữ liệu khai tử, khoảng 293.000 trường hợp nhận cha mẹ con, khoảng 20,5 nghìn trường hợp đăng ký giám hộ, khoảng 16,6 nghìn trường hợp đăng ký nhận nuôi con nuôi, khoảng 889,4 nghìn dữ liệu cải chính, thay đổi, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.

Về CSDL đất đai quốc gia, tại Trung ương đã xây dựng, đưa vào quản lý, vận hành và khai thác sử dụng 04 khối dữ liệu đất đai do Trung ương quản lý gồm: (1) CSDL về thống kê, kiểm kê đất đai; (2) CSDL về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; (3) CSDL về giá đất; (4) CSDL về điều tra, đánh giá đất đai.

Tại địa phương, 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang xây dựng, hoàn thiện CSDL đất đai, cụ thể: 455/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành CSDL địa chính với hơn 46 triệu thửa đất và đưa vào vận hành; 705/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành CSDL thống kê, kiểm kê đất đai (từ kỳ kiểm kê năm 2019); 325/705 đơn vị cấp huyện hoàn thành xây dựng CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; 300/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành xây dựng CSDL giá đất.

Đối với CSDL quốc gia về tài chính, Bộ Tài chính đã xây dựng, hoàn thiện 13 CSDL chuyên ngành phục vụ Đề án xây dựng CSDL quốc gia về tài chính, trong đó 11/13 CSDL thành phần như sau: CSDL Thu – chi ngân sách nhà nước (NSNN) (Kho dữ liệu NSNN); CSDL chuyên ngành quản lý Thuế; CSDL chuyên ngành quản lý Kho bạc; CSDL chuyên ngành quản lý Hải quan; CSDL chuyên ngành quản lý Chứng khoán; CSDL chuyên ngành quản lý Giá; CSDL chuyên ngành quản lý Nợ công; CSDL chuyên ngành quản lý Tài sản công; CSDL chuyên ngành Bảo hiểm; CSDL chuyên ngành quản lý, giám sát vốn nhà nước tại DN; CSDL danh mục điện tử dùng chung ngành Tài chính.

Còn 02/13 CSDL đang thực hiện ở giai đoạn đầu tư là CSDL tổng hợp về tài chính và CSDL chuyên ngành quản lý dự trữ nhà nước.

CSDL quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức đã kết nối, đồng bộ dữ liệu với 96 bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương (33 bộ, ngành, cơ quan Trung ương và 63 tỉnh, thành phố), trong đó: 70 bộ, ngành, địa phương đã đồng bộ dữ liệu (đạt 100%) (gồm 13 bộ, ngành và 57 địa phương), các đơn vị còn lại đang tiếp tục đồng bộ dữ liệu về bảo đảm đủ số liệu của giai đoạn 1.

Tổng số dữ liệu được đồng bộ tự động về CSDL quốc gia đến thời điểm này là gần 2,3 triệu hồ sơ, trong đó: bộ, ngành là gần 218 nghìn hồ sơ (đạt 80,3%), địa phương là hơn 2 triệu hồ sơ (đạt 99%).

Một số tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng các CSDL quốc gia, Bộ TT&TT cũng chỉ ra còn một số tồn tại, hạn chế. Đầu tiên, các CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành, hệ thống thông tin (HTTT) có quy mô từ trung ương đến địa phương có tính chất nền tảng chậm được triển khai, đưa vào khai thác trên quy mô quốc gia (điển hình như CSDL đất đai quốc gia).

Bên cạnh đó, nhiều CSDL, HTTT, nền tảng số đã được xây dựng, đưa vào vận hành trong CQNN, tuy nhiên, vẫn chưa có quy định chung, cụ thể về bố trí kinh phí cho việc vận hành, duy trì. Điều này tạo nên một “rào cản” lớn trong việc bảo đảm hoạt động liên tục, thông suốt, tin cậy, an toàn, an ninh mạng của các hệ thống, đặc biệt là các hệ thống quan trọng phục vụ người dân, DN, hoạt động của nền hành chính.

Mặt khác, hiện chưa có các tiêu chí đánh giá cụ thể về mức độ phát triển dữ liệu của CQNN. Dữ liệu của DN còn nằm một cách rời rạc, cục bộ, khép kín trong phạm vi của mỗi DN. Dữ liệu cá nhân vẫn bị khai thác, mua bán trái pháp luật. Nghị định số 13/2023/NĐ-CP của Chính phủ về bảo vệ dữ liệu cá nhân đã thiết lập hành lang pháp lý nhưng đồng thời cũng đặt ra thách thức trong việc cân bằng giữa quản lý và phát triển.

Trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương triển khai CSDL đất đai quốc gia; chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ưu tiên, bố trí kinh phí đủ, kịp thời phục vụ triển khai các CSDL quốc gia.

Bộ TT&TT cũng sẽ cập nhật, bổ sung đánh giá, xếp hạng mức độ phát triển dữ liệu của CQNN trong bộ chỉ số CĐS quốc gia. Các bộ, ngành căn cứ theo chức năng quản lý nhà nước cần sớm ban hành các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong ngành, lĩnh vực một cách phù hợp để vừa bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân, vừa thúc đẩy đổi mới sáng tạo./.